Cục đẩy được ví như cơ bắp, cung cấp sức mạnh của Dàn Karaoke. Lựa chọn Cục đẩy Karaoke không khó. Tuy nhiên, nếu không có Kinh nghiệm mua Main Cục đẩy Karaoke tốt nhất, hệ thống âm thanh của bạn sẽ không đạt hiệu suất cao, thậm chí có thể làm hỏng cả hệ thống loa và cục đẩy. Sau đây là một số lời khuyên để lựa chọn cục đẩy Karaoke phù hợp
1. Chọn Cục đẩy sau khi chọn loa Karaoke
Không nên chọn Main trước khi chọn loa mà hãy chọn loa phù hợp với diện tích phòng của bạn trước. Sau khi lựa chọn mua Loa karaoke nào, các bạn hãy chọn cục đẩy sao cho phù hợp. Đó là quy trình phù hợp khi chọn dàn Karaoke
2. Số kênh
Nếu như các bạn chưa hiểu số kênh của cục đẩy (main) là gì, thì các bạn cứ hiểu nôm na rằng, số kênh là số vế của cục đẩy. Mỗi vế của cục đẩy nên phối ghép với 1 chiếc loa. Nếu cục đẩy có 2 kênh, bạn nên ghép với 2 chiếc loa, 4 kênh thì ghép với 4 chiếc loa. Con số tương ứng cứ như vậy. Với kỹ thuật nâng cao hơn, các kỹ thuật viên có thể ghép nhiều chiếc loa hơn cho 1 kênh. Tuy nhiên thì cần phải tính toán kỹ lưỡng, vì như vậy sẽ thay đổi trở kháng. Nếu không đúng sẽ làm hỏng cả hệ thống âm thanh. Vì vậy, nếu chúng ta chưa hiểu rõ về kỹ thuật nâng cao, hãy chỉ cần nhớ công thức đơn giản: số lượng kênh = số lượng chiếc loa.
3. Công suất phối ghép – Kinh nghiệm mua Main Karaoke (Cục đẩy Karaoke) tốt nhất
Lựa chọn cục đẩy, giống như chọn Amply, phải có công suất của kênh đó lớn hơn hoặc bằng công suất của loa. Ví dụ, công suất của 1 chiếc loa là 500W, thì bạn cần một cục đẩy có công suất 1 kênh lớn hơn hoặc bằng 500W. Mọi nhà sản xuất đều ghi rõ thông số ở đằng sau loa và cục đẩy. Với kinh nghiệm thực tế của Nhật Hoàng Audio, để an toàn và khai thác tối đa hiệu suất của loa, các bạn nên chọn cục đẩy có công suất lớn gấp 1,5 lần công suất của loa. Như vậy, để tốt nhất, các bạn nên phối ghép cục đẩy có công suất khoảng 750W/kênh với loa có công suất 500W. Trường hợp này cục đẩy sẽ không phải gồng mình để đánh với loa. Từ đó nâng hiệu suất và độ bền của loa lẫn cục đẩy
4. Trở kháng
Những ai tự mua cục đẩy về phối ghép cũng thường xuyên bỏ qua thông số về trở kháng. Mỗi loại loa đều có mức trở kháng riêng. Các dòng loa Karaoke gia đình có mức trở kháng phổ biến nhất là 8 Ohms. Một số dòng loa khác có trở kháng là 4 Ohms. Các bạn cần lưu ý điều này để phối ghép với cục đẩy phù hợp. Rất nhiều cục đẩy trên thị trường có thể thay đổi giữa 2 định mức trở kháng 8 Ohms và 4 Ohms tùy theo nhu cầu. Khi đó, công suất sẽ thay đổi tương ứng. Nếu người sử dụng phối ghép sai sẽ gây ra hỏng hệ thống.
5. Hệ thống tản nhiệt – Kinh nghiệm mua Main Karaoke (Cục đẩy Karaoke) tốt nhất
Mọi người mua chỉ tập trung vào hiệu suất của cục đẩy mà quên mất yếu tốt rất quan trọng khác, đó chính là nhiệt độ của thiết bị. Nếu thiết bị có hệ thống tản nhiệt kém sẽ dẫn đến nhanh nóng và nhiệt độ quá lớn. Nếu tình trạng xảy ra liên tục sẽ rất dễ dẫn đến hiệu suất suy giảm, tự ngắt cục đẩy hoặc thậm chí dẫn đến hỏng hóc các thành phần bên trong. Vì vậy, trước khi quyết định mua, hãy kiểm tra nhiệt độ khi thiết bị hoạt động nhé.
Xem thêm cẩm nang Kinh nghiệm
Kinh nghiệm chọn mua loa Karaoke tốt nhất
Kinh nghiệm mua Amply Karaoke tốt nhất
Kinh nghiệm mua Loa Sub Karaoke tốt nhất