Banner

Cách chọn loa siêu trầm và cách sử dụng loa Siêu trầm đúng cách

Với một hệ thống dàn âm thanh karaoke chuyên nghiệp hay gia đình, loa sub (Loa siêu trầm) là thiết bị không thể thiếu. Nếu bạn muốn dàn âm thanh karaoke của mình có chất lượng âm thanh toàn diện thì bạn phải cần loa sub karaoke. Tuy nhiên, khi bạn sở hữu loa sub, bạn cần phải sử dụng đúng cách và chọn vị trí thích hợp thì sẽ cảm nhận được giá trị của loa sub mà bạn đầu tư.

Chọn vị trí đặt loa sub

Việc chọn vị trí đặt loa siêu trầm (subwoofer) trong hệ thống âm thanh để nghe tiếng bass đầy đặn hơn, làm sao cho âm bass của nó kết hợp hài hòa với âm thanh của các loa khác phù hợp là điều không phải người sử dụng nào cũng biết rõ. Loa siêu trầm cần được đặt thấp, cách mặt đất khoảng 30cm là hợp lý nhất.

Do cấu trúc đặc biệt của loa subwoofer nên tiếng bass của nó nghe khác so với tiếng bass cột hay bookself. Loa siêu trầm được thiết kế để tạo ra nhiều âm trầm thấp nhất của dải tần với tốc độ chậm, chứ không phải những tiếng trầm chi tiết, nhanh gọn, rõ ràng như ở các loa bass thông thường. Nếu được sắp đặt hợp lý, âm thanh sẽ trở nên nhẹ nhàng, êm ái, không quá mạnh mẽ. Ngược lại thì tiếng rất nặng nề, mệt mỏi, gượng gạo.

Tính hài hòa giữa loa siêu trầm và toàn bộ hệ thống sẽ dễ đạt hơn khi bạn mua trọn bộ hệ thống loa từ cùng một nhà sản xuất vì chúng sẽ hợp tác với nhau nhịp nhàng hơn. Nếu bạn vẫn lựa chọn loa siêu trầm của một nhà sản xuất khác, hãy dùng một số núm điều khiển trên loa để phối hợp âm thanh siêu trầm với âm thanh toàn hệ thống.

Cách căn chỉnh các nút loa siêu trầm

Thông thường phía sau loa subwoofer có khá nhiều nút chỉnh, lỗ cắm với đủ loại thông số. Sự bố trí này có thể khiến người không chuyên với audio bối rối trong giây lát. Song nếu quan sát kỹ có thể thấy các chức năng khá rõ ràng và đơn giản. Cách đấu đơn giản và hiệu quả nhất là nối dây tín hiệu từ amply/preampli đến đường “Sub in” phía sau loa sub (hoặc trên một số sub đề là LFE/Direct/Bypass…).

Mỗi nút có một đặc điểm riêng.

  • Nút chỉnh âm lượng có tác dụng chỉnh âm lượng (cường độ âm thanh) phát ra từ subwoofer. Chỉnh nút này quá lớn, tiếng siêu trầm sẽ lấn lướt, gây ra quá nhiều trầm, nghe nặng nề. Chỉnh quá nhỏ, hiệu quả của sub tạo ra sẽ không rõ ràng.
  • Nút điều khiển tần số cắt để đặt tần số cắt cho loa. Tần số cắt là tần số tại đó diễn ra sự chuyển giao âm thanh giữa loa siêu trầm và các loa còn lại. Các tần số dưới tần số cắt sẽ được loa siêu trầm đảm trách. Nếu bạn chỉnh tần số cắt quá thấp thì dải âm sẽ xuất hiện một khoảng bị “hẫng”, ở đó có những tần số bị “bỏ rơi”, không loa nào chịu trách nhiệm. Đặt tần số cắt cho loa siêu trầm quá cao cũng khiến cho việc kết hợp giữa các loa không đồng bộ. Do vậy, tìm ra đúng tần số cắt cho loa siêu trầm là rất quan trọng để có được sự hài hòa trong âm thanh toàn hệ thống. Hầu hết sách hướng dẫn sử dụng loa loại này đều hướng dẫn người dùng cách cài tần số cắt. Thông thường, tần số cắt của loa siêu trầm càng thấp thì càng tốt. Việc chọn điểm cắt tần rất quan trọng, bởi đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự phối hợp hài hòa giữa loa sub và cặp loa chính, cần cân chỉnh sao cho người nghe không nhận biết được sự thiếu hụt hoặc chồng chéo tần số giữa hai loại loa này.
  • Nút điều chỉnh pha (phase) có dạng một công tắc gạt hoặc một chiết áp. Bạn hãy tưởng tượng hai sóng âm phát ra cùng một lúc từ loa siêu trầm và loa toàn dải. Vì nhiều lý do, hai sóng âm này có thể bị lệch pha, hoặc ngược pha. Núm điều chỉnh pha sẽ giúp làm trễ sóng của loa siêu trầm để phát ra cùng lúc với sóng loa thường. Khi có sự trùng pha giữa các sóng âm, âm thanh sẽ trở nên thống nhất, hài hòa hơn.

Để điều chỉnh cho sóng âm trùng pha nhau, bạn có thể ngồi nghe rồi nhờ một người chỉnh núm phase cho tới khi bạn thấy tiếng bass mềm nhất. Mặc dù âm thanh siêu trầm hầu như không có hướng tính, nhưng vị trí của loa siêu trầm cũng ảnh hưởng đến lượng tiếng bass cũng như khả năng phối hợp giữa tiếng loa siêu trầm và loa khác trong hệ thống. Đặt đúng chỗ, dải trầm sẽ trở nên trong trẻo, chắc chắn, linh hoạt và dứt khoát, đồng thời tiếng loa sẽ khớp với toàn bộ âm thanh còn lại. Song, nếu đặt không đúng chỗ, nó sẽ phát ra những tiếng bass nặng nề, chậm chạp, thiếu chi tiết… và bạn sẽ cảm thấy subwoofer và các loa còn lại trình diễn rời rạc, chả có gì ăn nhập với nhau. Nếu bạn muốn nghe tiếng siêu trầm mạnh và rõ hơn, hãy đặt nó gần chỗ ngồi nghe vì âm thanh khi ấy sẽ đi thẳng đến tai nghe nhiều hơn, bạn không phải nghe âm thanh phản xạ.

Bước cuối cùng là điều chỉnh âm lượng của sub. Một số người “nghiện” âm bass (bass freak) có thể đẩy tiếng sub lớn hơn một chút so với mức âm lượng chung của hệ thống loa chính. Khi đó, hệ thống sẽ mất đi sự cân bằng về các dải tần và thiên về âm bass. Với những người ưa sự hài hòa, âm lượng của loa sub sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với âm lượng của cặp loa chính. Trong trường hợp này, âm thanh của hệ thống có thể đạt đến sự cân bằng và hài hòa nhất.

Một điều nên lưu ý nữa, loa siêu trầm không nên đặt chính giữa hai bức tường. Ví dụ: phòng rộng 6 m, bạn không nên đặt loa cách mỗi tường 3 m. Tương tự, không nên đặt loa siêu trầm trong góc phòng với khoảng cách đều nhau từ loa tới hai bức tường bên.

Để được tư vấn tốt hơn khi sử dụng hoặc có sự cố quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến Nhật Hoàng audio hoặc qua hotline: 0243 937 8010 hoặc có thể chát trực tiếp trên website: nhathoang.vn để được hỗ trợ về kỹ thuật và tư vấn về sản phẩm tốt nhất.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Cảm biến gia tốc trên micro cao cấp CAVS T8i

13/12/2024

Cảm biến gia tốc trên micro cao cấp CAVS T8i là một tính năng hiện đại, mang lại...

Lý do của Sự Phát Triển Mạnh Mẽ Của Âm Ly Tích Hợp 3 Trong 1?

10/12/2024

Lý do của Sự Phát Triển Mạnh Mẽ Của Âm Ly Tích Hợp 3 Trong 1? Trong vài...

Crossover CAVS FX480 Giải pháp âm thanh chuyên nghiệp

05/12/2024

Crossover CAVS FX480 Giải pháp âm thanh chuyên nghiệp – bộ xử lý âm thanh kỹ thuật số...

Yếu Tố Gì Khiến Loa Đứng (Floor Standing) Có Thể Hát Được Karaoke?

03/12/2024

Yếu Tố Gì Khiến Loa Đứng (Floor Standing) Có Thể Hát Được Karaoke? Loa đứng (Floor Standing) là...

Màn Cầu Hôn Đầy Lãng Mạn Giữa Sài Gòn

26/11/2024

Giữa buổi trưa nắng vàng dịu sau cơn mưa rào vội vàng, Sài Gòn trở lại với vẻ...