Có thể bạn chưa biết class trong amply và nên chọn amply Class gì?

Bạn thường thấy các tờ quảng cáo amply hay các chương trình quảng cáo trên TV nói đến amply class A, class B nhưng bạn đã biết ý nghĩa của chúng? Tầm quan trọng của thông số này như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Class ở amply là gì?

Class ở amply karaoke là tỷ lệ công suất đầu vào và đầu ra từ đó người ta chia ra nhiều loại Class khác nhau với các ký hiệu khác nhau. Người ta cũng đánh giá chất lượng amply dựa vào ký hiệu của từng Class.

Với cùng một công suất đầu vào, nếu công suất đầu ra của amply càng lớn thì amply càng tiêu tốn ít điện năng. Tuy nhiên, hiện tượng méo âm sẽ có khả năng xảy ra nhiều hơn. Chính vì vậy, một amply có công suất đầu ra lớn chưa chắc đã cho chất lượng âm thanh tốt và người kỹ sư thiết kế ra amply karaoke tốt nhất phải tính toán sao để cân bằng giữa các thông số sao cho hợp lý nhất.

Hiện nay, người ta chia Class thành một số loại sau: Class A, Class B, Class AB, Class D, Class G, Class DG, Class H. Trong đó loại Class thông dụng nhất đó là Class D.

* Đặc điểm của từng loại Class là gì?

– Class A: Amply Class A là loại amply đơn giản nhất trong amply. Đây là chế độ làm việc của đèn bán dẫn. Đặc điểm của Class A là cho âm thanh trung thực nhất, không bị méo tiếng. Tuy nhiên, nó có hiệu suất thấp, tốn nhiều điện năng nên thường làm máy nhanh chóng nóng lên. Nếu bạn sử dụng loại amply này cần có nguồn điện dồi dào.

– Class B: Amply B sử dụng amply topology kéo-đẩy. Đầu ra của amply Class B kết hợp với một bóng bán dẫn tích cực và tiêu cực.  Để tái tạo đầu vào, mỗi bóng bán dẫn thực hiện một nửa các dạng sóng tín hiệu. Hiệu suất của class B đạt khoảng 70-80% tức là cứ 1000W điện tiêu thụ sẽ cho công suất ra loa tối đa 800W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi amply chạy máy sẽ rất mát mà không hề nóng. Tuy nhiên, với amply Class B, hiệu suất làm việc càng lớn thì chất lượng âm thanh càng giảm. Điều này xảy ra khi một điểm giao nhau mà tại đó chuyển đổi hai bóng bán dẫn từ trạng thái đóng sang trạng thái ngắt mạch. Amply Class được biết có biến dạng chéo khi xử lý tín hiệu cấp thấp nên nó không phù hợp với những loa có năng lượng thấp.

– Class AB: amply Class AB là sự kết hợp giữa amply Class A và Class B. Ưu điểm lớn nhất của loại amply này đó là cho chất lượng âm thanh như Class A và hiệu suất tiêu thụ điện như Class B. Amply Class AB là sự lựa chọn lý tưởng cho những loa có âm thanh có độ trung thực cao.

– Class D: Đây là loại Class được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng di động bởi ưu điểm có mức tiêu thụ điện năng cực thấp. Ngày nay, các loại smart phone, máy Mp3, laptop, máy tính bảng,…đang cực kỳ phổ biến thì Class D cũng được sử dụng rất rộng rãi nhằm tăng cường tuổi thọ của pin.

– Class G: Ngoài việc sử dụng nguồn điện 2 chiều hoặc nhiều chiều thì loại Class này khá giống Class AB. Ưu điểm của Class G đó là rự động lựa chọn nguồn cung cấp điện áp thích hợp khi có sự thay đổi mức tín hiệu. Chính vì vậy, nó cũng hoạt động hiệu quả hơn Class AB vì Class AB luôn sử dụng nguồn điện áp tối đa. Class G cũng được sử dụng phổ biến trên điện thoại di động.

– Class DG: Vừa hoạt động đầu ra đa cấp để phát hiện độ lớn của tín hiệu giống như Class G lại sử dụng quan niệm nguồn điện kép như Class D nên Class DG có được sử dụng khá phổ biến.

– Class H: đây là loại Class có khả năng điều chỉnh điện áp để giảm thiểu sự sụt điện trên cổng đầu ra. Hơn nữa, chúng cũng có khả năng sử dụng nguồn điện rời rạcđể cung cấp nguồn điện áp vô hạn cho amply.

Như vậy, thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể lựa chọn được chiếc amply phù hợp với nhu cầu của mình.

Tin tức Liên Quan