Amply “Tàu” đội lốt hàng “xịn” tràn lan – người tiêu dùng gặp họa

Sắp đến Tết Nguyên Đán, nhu cầu của người dân về các loại hàng hóa ngày càng tăng cao, trong đó có các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng bao gồm cả các thiết bị âm thanh như amply, loa, micro karaoke, đầu kỹ thuật số,…Trước nhu cầu tăng vọt vào dịp cuối năm, nhiều tiểu thương đã lợi dụng sự kém hiểu biết của người tiêu dùng để buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đặc biệt nhiều hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại gắn mác made in Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản,…trong đó có amply karaoke.

Sự thật về hàng “Tàu”?

Thông thường các hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc cũng có nhiều loại, hiểu nôm na là hàng “trung ương”, “hàng tỉnh”“hàng địa phương” tùy theo chất lượng. “Hàng trung ương” là hàng chất lượng cao, có thể sánh với hàng hóa của những hãng uy tín của Hàn Quốc, Nhật Bản. Tất nhiên, những chiếc amply “hàng trung ương” thì không có chuyện “giá rẻ” hay bán ở chợ giời Hà Nội được. Những “hàng tỉnh” thì thường được sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, chỉ có những “hàng địa phương” là được đưa qua biên giới vào Việt Nam. Vậy sự thật đằng sau những chiếc amply “hàng địa phương” được gắn mác của những hãng lớn như Amply Karaoke Jarguar, CAVS, California,…là như thế nào?

Công nghệ sản xuất và lắp ráp amply “Tàu”?

Thông thường amply của bất kỳ hàng nào cũng có chung cấu tạo cơ bản đó là: các nút chỉnh âm thanh, cổng nối, các thiết bị nguồn. Một chiếc amply giả thì tất cả các bộ phận này đều bị làm giả.

Amply, loa, Tivi,…hay bất kỳ đồ điện tử nào được sản xuất tại Trung Quốc đều có đặc điểm chung là: hình thức bên ngoài rất bóng loáng, bắt mắt; nhãn mác đầy đủ, giá rẻ bất ngờ so với hàng thật được bán tại các cơ sở uy tín nhưng “ruột” là các hàng bãi, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các bo mạch. Thêm nữa, tất cả những sản phẩm này đều có ruột và chất lượng tương đồng nhau nhưng khi có nhu cầu, nhà sản xuất sẽ hô biến chúng bằng các tem, mác của các thương hiệu lớn như Jarguar, CAVS, California. Những chiếc tivi Samsung, Sony hay loa Bose, loa JBL,…cũng ra đời tương tự và tất nhiên cũng được gắn mác sản xuất tại Anh, Hàn, Nhật, Mỹ như hàng thật. Và nếu có bị cơ quan chức năng kiểm tra, người bán có thể dễ dàng tháo bỏ các nhãn dán để phi tang. Từ đó, hàng nhái cứ tràn lan trên thị trường bất chấp sự kiểm soát của cơ quan công an.

amply-jarguar-bai11

amply trung quốc mang mác Amply bãi tràn lan trên thị trường

Tác hại của những amply nhái?

Mặc dù hàng Tàu “địa phương” chất lượng kém nhưng không phải ai cũng bị lừa mới mua hàng hóa này. Nhiều người vì không có điều kiện kinh tế chọn mua chúng vì giá rẻ mà mẫu mã lại đẹp, không hề thua kém hàng thật. Một số khác thì thực sự muốn mua hàng thật nhưng lại tham rẻ mà không biết rằng “của rẻ là của ôi”, khi mua về dùng rồi mới thất vọng, thêm cả bực mình vì bị người bán hàng lừa dối khi đảm bảo chất lượng sản phẩm “như đinh đóng cột” rằng đây là hàng xịn.

Tuy nhiên, rất nhiều tác hại tiềm ẩn đằng sau những sản phẩm “rởm” này mà ít ai nghĩ đến. Vì được sản xuất trên những dây chuyền công nghệ kém, gia công ẩu và không có sự kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt từ các chuyên gia nên các hàng hóa kém chất lượng này gây các nguy cơ đến sức khỏe người tiêu dùng. Chẳng hạn những bản mạch điện tử có thể chập, cháy; các cụm dây nguồn có thể bị hở gây giật điện; các nút vặn dễ bị bong, vỡ, rời khỏi thân amply và còn gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong nhà khi được đấu nối chung với chúng.;…Nhiều người sử dụng những amply kém chất lượng này đã gặp tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.

Thời buổi kinh tế thị trường, hàng hóa thật giả lẫn lộn thiết nghĩ người tiêu dùng nên có cái nhìn đúng đắn hơn về hàng tiêu dùng đặc biệt là đồ điện tử. Mọi người đừng vì ham rẻ mà phải tiền mất tật mang. Khi phát hiện các hành vi sản xuất, mua bán hàng giả thì nên có sự đề phòng, tố giác để những người khác cùng tẩy chay. Việc làm này không chỉ giúp bài trừ hàng kém chất lượng mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Tin tức Liên Quan