Về bản chất thì dàn karaoke gia đình, kinh doanh không có gì khác nhau các bạn có thể coi chúng như một. Vấn đề chỉ là do quan niệm của chúng ta nên khiến nó trở nên khác nhau. Nếu đã hiểu được bản chất của vấn đề thì việc lắp đặt một dàn karaoke chuẩn hoàn toàn đơn giản và dễ dàng.
+ Loa treo vào vị trí cách mặt đất ít nhất là 2,5m tùy vào chiều cao từ mặt đất đến trần nhà (loa chuyên dùng karaoke là loại loa treo tường), tối đa là 2.8m. 2 loa đặt cách nhau ít nhất 2,5m tùy thuộc vào độ rộng của lòng nhà. Hai loa không được quay lại với nhau.
+ Loa sub nên đặt ở vị trí làm sao không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên không nên để xa quá làm tín hiệu bị hạn chế.
+ Amply karaoke nhập khẩu + đầu karaoke để lên trên kệ, những vị trí càng thoáng càng tốt để máy vận hành mà không bị che đậy, không bị nóng làm cho tuổi thọ của thiết bị được kéo dài.
+ Đấu dây loa vào vị trí xuất loa của ampli và cắm dây tín hiệu của đầu karaoke xuống Line in của amply karaoke (các dây cắm phải để gọn gàng)
+ Đấu dây Line Out của ampli với Line in của loa sub (nếu là loa sub điện)
+ Có thể cắm micro vào mic 1 hoặc 2 tùy bạn.
+ Điều chỉnh volume muzich và volume tổng của ampli về 0
+ Các thiết bị khác điều chỉnh về vị trí giữa
+ Bật nguồn amply và đầu karaoke, đầu karaoke chạy sau đó thì điều chỉnh dần vị trí của 2 volume.
Còn trong kỹ thuật setup phòng hát karaoke thì phải tùy thuộc vào không gian của từng phòng để điều chỉnh âm thanh hay nhất.
Sau đây, bạn cũng có thể đọc và áp dụng cho dàn karaoke gia đình cũng như karaoke kinh doanh mà bạn chưa bao giờ sử dụng nhé!
Bước 1: Tắt máy, cắm micro vào, điều chỉnh volume của music về mức tối thiểu.
Bước 2: Điều chỉnh volume tổng, volume của micro và tất cả các chiết áp đến vị trí giữa.
Bước 3: Bật nguồn thẻ micro, điều chỉnh âm lượng tùy vào không gian sao cho phù hợp, có thể tăng giảm các chiết áp sang trái hay sang phải 10 – 45 độ mà không tăng tối đa.
Bước 4: Điều chỉnh giọng nói với thiên về chất Bass và Tress thì điều chỉnh volume bass của micro sang trái khoảng 10 – 90 độ, còn đối với người giọng yếu thì bắt buộc phải đưa volume mid của micro từ 10-45 độ không nên tăng đến mức tối đa.
Bước 5: Sau khi hiệu chỉnh micro xong thì điều chỉnh volume muzich lên sao cho tiếng nhạc vang lên không vượt quá tiếng micro đã chỉnh. Nếu thấy hiện tượng rú rít thì phải đưa Hi của volume tổng sang trái từ 10 – 90 độ.
Thực tế có nhiều trường hợp lúc chỉnh micro tốt nhưng đưa nhạc vào lại bị rú không hát được mặc dù lắp đúng kỹ thuật. Vấn đề ở đây là bạn cần quan tâm đến tần số của micro cao, Echo, tổng không cho phép chỉnh quá giữa mà bạn cần đưa sang trái sao cho hết rú thì thôi. Cuối cùng là loa sub thì tùy từng gia đình có thể sử dụng hoặc không nhưng kinh doanh thì nhất định phải có. Quan trọng là cần phối hợp sao cho tiện nhất khi bạn điều chỉnh âm thanh tại amply hát karaoke.