Banner

Cách triệt tiêu tiếng rú, rít cho thiết bị âm thanh karaoke gia đình

Trong hệ thống thiết bị dàn âm thanh karaoke, hay các dàn âm thanh hội trường tiếng rú, rít luôn là một vấn đề rất hay gặp và gây nhiều khó chịu cho người sử dụng hay người nghe. Với công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại các thương hiệu và nhà hãng sản xuất cho ra đời nhiều dòng sản phẩm với những tích hợp tiện ích để cắt và giảm các hiện tượng rú, rít và tạp âm, qua bài viết này Nhật Hoàng xin giới thiệu với các bạn các một số Cách triệt tiêu tiếng rú, rít gây khó chịu này.

1. Nguyên nhân gây ra tiếng hú, rú, rít

Đối với các hệ thống âm thanh hội trường, tiếng hú là trường hợp không ai mong đợi. Nó sẽ phá vỡ bầu không khí của cả hội trường, gây khó chịu bức bối cho tất cả mọi người. Vậy nguyên nhân do đâu mà gây ra những tiếng hú này? Micro karaoke chuyên nghiệp từ 3 nguồn chủ yếu: âm thanh từ người sử dụng micro, âm thanh dội lại từ loa và âm thanh dội lại từ mặt tường. Âm thanh dội lại khi đủ lớn sẽ gây ra tiếng hú làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của giàn khi hoạt động.

Vậy nguyên nhân chủ yếu là do micro và hệ thống amply, loa. Micro: Trên cái micro đều có các lỗ thoát hơi phía sau màng nhún. Nhưng nếu vì một lí do nào đó mà những lỗ thoát hơi này bị bịt kín lại thì âm thanh thu được sẽ bị cộng hưởng và dội ngay bên trong micro, gây ra những tiếng hú nhói tai. Hệ thống amply karaoke chuyên nghiệp và loa: nếu amply cung cấp thiếu công suất cho loa, buộc loa phải hoạt động với âm lượng khuếch đại không đủ thì sẽ phát sinh ra tiếng hú. Hoặc nếu để micro quá gần loa cũng gây ra hiện tượng này.

2. Cách triệt tiêu tiếng rú, rít

Chọn micro và loa có tính định hướng để thu âm thanh từ phía nguồn âm chính xác, như vậy sẽ có lợi cho việc nâng cao độ khuếch đại của micro trong hội trường. Sử dụng loa có tính định hướng cũng tốt hơn cho việc sắp đặt, giảm được âm phản xạ tới micro xuống mức thấp nhất.
Đừng để micro quá xa so với người nói để đảm bảo thu đủ âm thanh, cho âm thanh đầu ra đủ dày và vang vọng. Đây cũng là cách để giảm thiểu phát sinh tiếng hú.
Hạn chế tối đa số lượng micro cùng sử dụng. Các micro cùng dùng một lúc nếu có cùng tần số cũng sẽ gây ra tiếng hú. Nên hạn chế con số này, nếu không dùng đến nữa thì nên tắt đi để đảm bảo hệ thống âm thanh hoạt động ổn định.

Cách triệt tiêu tiếng rú, rít cho thiết bị âm thanh karaoke gia đình
Cách triệt tiêu tiếng rú, rít cho thiết bị âm thanh karaoke gia đình

Nên dùng micro và loa có đặc tính tần số tương đối ổn định. Các micro và loa có đường cong hưởng ứng tần số có nhiều trị số đỉnh rõ rệt thì sẽ dễ gây ra tiếng hú. Vì thế nên tránh các loại này.
Sử dụng thiết bị có hỗ trợ khuếch đại tín hiệu âm thanh như bộ điều chỉnh pha, bộ dịch chuyển tần số … để hạn chế tình trạng amply cung cấp công suất không đủ lớn cho loa.
Sử dụng mixer có trang bị Equalizer: Dàn Equalizer giúp người dùng điều chỉnh được tần số âm thanh, tinh chỉnh âm theo mong muốn đồng thời cắt triệt để tiếng hú, rít của hệ thống âm thanh.

Gần đây công ty Nhật Hoàng đã nhập khẩu và cho ra mắt thị trường Việt Nam loại sản phẩm Amply Jarguar tích hợp thêm chức năng Anti-Feedback (AF) cắt và triệt tiêu hoàn toàn các hiện tượng rút, rít và tạp âm tạo nên những tiếng hú khó chịu cho người nghe. Amply JARGUAR (AF) đem lại cho người dùng sự hài lòng với trải nghiệm thiết bị âm thanh gia đình tuyệt vời hơn bao giờ hết.

Từ trước đến nay với một sản phẩm Amply Analog truyền thống trên thị trường chưa có được chức năng xứ lý âm thanh Anti-Feedback nên Amply vẫn còn thường bị hiện tượng Rú, Rít từ tiếng micro và Loa dội lại, khiến người nghe thường bị chói tai.

Nhưng bây giờ hiện tượng rú, rít sẽ không còn là nỗi lo cho mọi người dùng, với amply JARGUAR Nhật Hoàng được nâng cấp và cái tiến với công nghệ hiện đại, tích hợp chức năng giảm đến 80% những tạp âm và cắt hoàn toàn những tiếng rú, rít dội lại từ micro. người dùng có thể tùy chỉnh các dãi tần trên vỉ micro thoái mái mà không có hiện tượng rít micro.

Xứ lý âm thanh cực kỳ sạch và trong, người dùng có thể tăng các dãi tần của đường tiếng micro (Bass-LO, Trung-MID, Treble-HI) lên đến tận 2h – 3h nhưng Amply vẫn xứ lý và cắt được hết những tiếng Rít bị dội lại từ loa, nhưng vẫn đảm bảo được tiếng micro và Music trong, sạch và bay bổng.

Điều chỉnh âm lượng : khi tiến hành điều chỉnh âm lượng cho hệ thống âm thanh, bạn phải chú ý điều chỉnh từ từ, phải xác định được đâu là giới hạn về nên để ở mức an toàn, không nên để gần hoặc vượt quá mức giới hạn cho phép của nhà sản xuất.
Chú ý khoảng cách giữa loa Karaoke và micro. Hãy tính toán sao cho hợp lý để khoảng cách này không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của hệ thống.

Trên đây là tổng hợp những cách đơn giản để khắc phục và hạn chế tiếng hú trong hệ thống âm thanh. Hy vọng bài viết này có ích đối với mọi người để các dàn âm thanh không còn tiếng hú gây khó chịu nữa.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tôi ở chung cư thì dòng âm thanh nào phù hợp?

09/11/2024

Khi sống trong một không gian chung cư, việc lựa chọn hệ thống âm thanh phù hợp không...

Bạn Thích Nhạc Bolero, Dòng Loa CAVS Nào Phù Hợp?

08/11/2024

Bạn Thích Nhạc Bolero, Dòng Loa CAVS Nào Phù Hợp? Nhạc Bolero là một dòng nhạc trữ tình...

Dòng Karaoke Home Theater CAVS phù hợp với nhà bạn khi nào?

05/11/2024

Khi quyết định chọn một hệ thống karaoke cho gia đình, bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố...

Tư vấn dòng sản phẩm KTV gia đình của thương hiệu CAVS: Bạn có 45 triệu, mua thiết bị dòng nào hay nhất?

02/11/2024

Trong thị trường thiết bị karaoke hiện nay, việc chọn lựa một dàn âm thanh phù hợp với...

Bạn thích nhạc dance, những dòng loa nào của CAVS phù hợp?

01/11/2024

Bạn thích và rất đam mê dòng nhạc dance, nhưng không biết chọn dòng loa nào để nghe...