Làm gì để không bị điện giật khi dùng hát karaoke

Hiện nay, đầu tư dàn âm thanh gia đình không còn xa lạ vơí nhiều ngươì. Khi đó, việc sử dụng các thiết bị như amply, loa, mic là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ khi sử dụng?

Theo các chuyên gia về điện dân dụng, dàn karaoke không phải là sản phẩm có nguy cơ cao gây rò rỉ điện hay cháy nổ, ít hơn hẳn so vơí bàn là, lò nướng hay ấm điện và nồi cơm điện. Tuy nhiên, khả năng bị rò rỉ điện vẫn có thể xảy ra và khiến cho bạn có thể bị điện giật. Về một số trường hợp bị điện giật khi sử dụng micro hát karaoke vừa qua, ông Lê Quang Hải – Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm sửa chữa bảo hành Hãng điện tử Panasonic Việt Nam thì bản thân micro không phải là tác nhân chính dẫn đến điện giật mà là do các nguyên nhân:

– Các thiết bị khác: amply karaoke, đầu DVD bị rò rỉ điện, truyền đến micro khiến người cầm bị điện giật bởi khi cắm micro vào các thiết bị khác sẽ có hiện tượng truyền điện trực tiếp lên micro. Nếu cầm tay vào mic hoặc hát quá sát mic sẽ dẫn tới bị điện giật, nếu nguồn điện càng lớn thì khi xảy ra rò rỉ khả năng bị điện giật càng cao.

Vì vâỵ, khi sử dụng dàn karaoke gia đình, bạn cần lưu ý kiểm tra các thiết bị âm thanh thường xuyên, bao gồm cả dây dẫn điện xem khả năng chịu tải có đủ không, nên dùng bút thử điện để kiểm tra rò rỉ. Nếu cần hãy đem các thiết bị điện đến thợ điện để kiểm tra và khắc phục. Nếu có sự rò rỉ thì tuyệt đối không được sử dụng. Cần tuân thủ các nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn:

– Sử dụng ổn áp có công suất 1.5 kVA và bộ chia điện dành riêng cho dàn karaoke để đảm bảo nguồn điện ổn định.

– Nên đặt hệ thống dàn âm thanh chính gần ổ cắm điện

– Nên sử dụng ổ cắm chuyên dụng cho dàn karaoke để tránh hiện tượng chập cháy

– Khi lắp đặt phải nối đất các thiết bị hoặc nối đến cọc sắt đã được chôn ở vị trí thích hợp.

Micro karaoke không dây sẽ hạn chế được khả năng bị điện giật hơn so với micro karaoke có dây vì chúng hạn chế được khả năng truyền dẫn điện từ các thiết bị khác trong hệ thống.

– Khi độ ẩm trong không khí cao (nhất là mùa nồm ẩm) nên sử dụng máy hút ẩm để tránh hơi nước đọng lại trên thiết bị gây cháy, chập điện.

– Không nên dùng ổ nối điện chạy trên sàn nhà vì có thể gây nguy hiểm

– Không sử dụng hay chạm vào thiết bị karaoke khi tay bạn ẩm ướt để tránh nguy hiểm.

– Không cho trẻ em chơi, nghịch, sử dụng dàn karaoke mà không có sự giám sát của người lớn.

(Theo baomoi.com)

Tin tức Liên Quan